Thông tin liên hệ

Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn và biết thêm về các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi

Địa chỉ:

125 Hoàng Văn Thái - P. Khương Trung - Q. Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại:

(+84) 24 35594988

Câu hỏi thường gặp

Khách hàng của chúng tôi thường băn khoăn điều gì


  • Trả lời:
    Kiểm soát rủi ro danh mục đầu tư tín dụng là một trong những thách thức lớn của tất cả các ngân hàng thương mại.
    Mô hình quản trị tín dụng tập trung bao gồm việc chuyển đổi logic tổ chức các quy trình cấp tín dụng, kiểm soát giải ngân, quản lý tài sản đảm bảo và kiểm soát rủi ro sau cho vay một cách tập trung trên cơ sở giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, dịch chuyển một số vai trò nhiệm vụ trước đây phân tán tại các đơn vị kinh doanh về trụ sở chính.
    Mô hình quản lý tín dụng tập trung sẽ hiệu quả cao hơn, quản lý rủi ro tốt hơn và trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
  • Vì sao các ngân hàng thương mại phải đầu tư LOS?
    Trả lời:

    Hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng rất lớn (thường lên tới 70% hoặc cao hơn) trong cơ cấu thu nhập của hầu hết các ngân hàng Việt Nam, và nghiệp vụ tín dụng là một trong những quy trình phức tạp nhất của ngân hàng. Vì tính chất rủi ro tiềm ẩn, hàng loạt các quy định của cơ quan quản lý nhà nước và các quy trình nội bộ ràng buộc nhằm mục đích kiểm soát ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Tương ứng với nó là cơ cấu nhân sự tham gia vào hoạt động tín dụng là hàng ngàn nhân viên tương tác trên địa bàn trải rộng từ đơn vị kinh doanh tới Hội sở.

    Hầu hết các mô hình tín dụng truyền thống đều thiết kế quy trình lấy chuyên viên quan hệ khách hàng làm trung tâm, tuy nhiên lại không trao cho họ những công cụ và quy trình đủ mạnh để kết nối các hoạt động khác nhau. Ngân hàng cần một công cụ liền mạch kết nối giữa việc theo dõi các khách hàng, cơ hội bán hàng, tới việc hỗ trợ khách hàng xây dựng bộ hồ sơ tín dụng; có khả năng ra quyết định kinh doanh nhanh chóng ; kiểm soát các quy định của pháp luật và các quy định nội bộ; kiểm soát cam kết giữa các bộ phận; cắt giảm các loại hồ sơ giấy tờ truyền thống nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuân thủ của hoạt động tín dụng.

    Thực tế hoạt động đã cho thấy Ngân hàng gặp cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khi chưa có hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ. việc đầu tư một hệ thống LOS nói riêng và một hệ sinh thái quản trị tín dụng đầy đủ nói chung là yêu cầu cấp thiết đối với việc đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng hướng đến mục tiêu vừa mềm dẻo linh hoạt đáp ứng kinh doanh, vừa được kiểm soát chặt chẽ đáp ứng các yêu cầu quản trị rủi ro.

  • Các tiêu chí chọn lựa khi đánh giá một giải pháp quản trị tín dụng?
    Trả lời:
    Để chọn lựa một giải pháp quản trị tín dụng phù hợp với nhu cầu, các Ngân hàng cần cân nhắc giữa những tính năng gì là quan trọng nhất và những tính năng gì có thể không cần thiết, nhằm tối ưu hóa chi phí đầu tư giải pháp. Các tính năng cần có của giải pháp LOS gồm có:
    1. Kiểm soát quy trình: Giải pháp cần dựa trên nền tảng BPM hoặc workflow engine linh hoạt và có thể đáp ứng được yêu cầu đặc thù của quy trình tín dụng tại các ngân hàng của Việt Nam.
    2. Kiểm soát tuân thủ quy định: hiển thị, cảnh báo, nhắc nhở người dùng tuân thủ các điều kiện tín dụng cũng như checklist hồ sơ tín dụng theo từng bước trên quy trình
    3. Kiểm soát tiến độ và điều phối công việc: cho phép kiểm soát tiến độ xử lý công việc của từng nhân viên, từng khâu trên quy trình, theo dõi tiến độ công việc của từng hồ sơ. Kèm theo đó là khả năng điều phối công việc một cách thông minh, linh hoạt đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các bộ phận khác nhau.
    4. Quản lý hạn mức và kiểm soát giới hạn tín dụng: cho phép quản lý hạn mức tín dụng một cách toàn diện, bao gồm quản lý hạn mức cấp và hạn mức còn được sử dụng theo tiến độ bàn giao tài sản cũng tiến độ giải ngân, trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó cần lưu ý tính năng quản lý đầy đủ các giới hạn tín dụng theo quy định của NHNN và riêng từng Ngân hàng.
    5. Quản lý tài sản bảo đảm: có khả năng phân loại tài sản linh hoạt, tùy biến nhập liệu và kiểm soát tỷ lệ cho vay tối đa theo từng loại tài sản. Quan trọng nhất là giải pháp cần phải quản lý được TSBĐ suốt vòng đời từ khi phê duyệt, bàn giao, định giá lại, đến giải chấp tài sản.
    6. Tích hợp LOS với các hệ thống khác của Ngân hàng: Hệ thống phải hỗ trợ tích hợp theo nhiều giao thức khác nhau với các hệ thống chứa thông tin liên quan đến tín dụng của Ngân hàng như Corebanking, Xếp hạng tín dụng, CIC H2H nhằm giảm thiểu tối đa công tác nhập liệu của người dùng.
    7. Tính tùy biến của hệ thống không phụ thuộc nhà cung cấp: Ngân hàng cần đánh giá giải pháp được phép tùy biến linh hoạt ở mức độ nào, những gì không thể linh hoạt được. Tính tùy biến của một giải pháp thường thể hiện ở một hệ thống tham số hóa đa dạng đáp ứng dễ dàng nhu cầu kinh doanh mà không phải can thiệp vào mã nguồn, cũng như việc chuyển giao các cấu phần mã nguồn được tùy chỉnh cho Ngân hàng sau khi triển khai.
  • Khách hàng sẽ có những lựa chọn nào khi sử dụng sản phẩm iLendingPro?
    Trả lời:
    Giải pháp iLendingPro là một giải pháp xây dựng dựa trên nền tảng BPM của Oracle và nền tảng quản trị tín dụng (iLendingPro LOS) do iSTS phát triển. Giải pháp đã được chứng minh qua việc triển khai thành công và vẫn đang được vận hành sử dụng bởi 03 khách hàng là các NHTM Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu tới các TCTD các phương án triển khai giải pháp iLendingPro như sau:
    Phương án 1: Ngân hàng sử dụng giải pháp chuẩn của Nhà thầu, bao gồm các cấu phần là iLendingPro LOS và Oracle BPM kết hợp hoạt động cực kỳ hiệu quả
    Ưu điểm:
    - Triển khai nhanh, kế thừa được kinh nghiệm và tri thức của Nhà thầu từ các dự án khác.
    - Bộ giao diện, các tính năng trên luồng công việc đã được thiết kế tối ưu, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
    - Các cấu phần hoạt động ổn định, nhịp nhàng, đã được thử nghiệm trên các môi trường lớn lên tới 10.000 người dùng
    Nhược điểm:
    Ngân hàng tối đa được làm chủ các cấu phần quy tắc nghiệp vụ viết riêng cho Ngân hàng và các quy trình trên BPM. Việc chuyển giao những module nào là phụ thuộc vào thỏa thuận thương mại giữa Ngân hàng và Nhà thầu

    Phương án 2: Nhà thầu và Ngân hàng phối hợp triển khai theo mô hình API. Ngân hàng triển khai toàn bộ phần giao diện và workflow cho các luồng quy trình trên nền tảng BPM và UI của Ngân hàng để có thể làm chủ không bị phụ thuộc Nhà thầu và mở rộng nhiều luồng khác trong tương lai trên cùng nền tảng BPM. Giao diện tương tác với người dùng do đội ngũ IT Ngân hàng tự xây dựng sẽ nhất quán với các ứng dụng khác của Ngân hàng.
    Nhà thầu triển khai toàn bộ nền tảng quản trị thông tin tín dụng, bao gồm cả thông tin tín dụng và hệ thống tham số cần thiết để phần mềm vận hành. Nhà thầu sẽ cung cấp bộ API đầy đủ để hệ thống Front End UI của Ngân hàng tương tác với hệ thống Back-end của Nhà thầu.

    Với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm kỹ thuật và triển khai, chúng tôi tin rằng dù TCTD lựa chọn phương án triển khai nào thì iLendingPro cũng sẽ đáp ứng tốt nhất những mục tiêu nghiệp vụ và công nghệ được đặt ra đối với một giải pháp quản trị tín dụng.
  • Quản lý lực lượng bán hàng có phải là chức năng của một hệ thống LOS?
    Trả lời:
    Một số phần mềm LOS khi đưa vào Việt Nam thường nhấn mạnh đến khả năng quản lý quan hệ khách hàng, theo dõi năng lực bán hàng, các cơ hội và nội dung đàm phán với khách hàng tại giai đoạn trước khi khởi tạo hồ sơ tín dụng. Cho phép các cấp quản lý đánh giá một cơ hội kinh doanh và chuyển đổi cơ hội đó thành hợp đồng tín dụng.
    Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng các giải pháp này chồng lẫn giữa công tác bán hàng, vốn thuộc về phần mềm CRM với công tác quản lý quy trình thuộc về các phần mềm nhóm origination. Quản lý lực lượng bán hàng không phải là chức năng của một hệ thống LOS điển hình.
    Nếu Ngân hàng thực sự cần chức năng này, nên đầu tư phần mềm CRM độc lập và tiến hành kết nối tạo thành chu trình khép kín giữa Sale (CRM) – Process management (LOS) – Transaction processing (core).