Bài viết này được viết nhằm giúp cho các chuyên gia nghiệp vụ và công nghệ cân nhắc các yếu tố chủ chốt khi chọn lựa một giải pháp quản trị tín dụng phù hợp với nhu cầu của các Ngân hàng Việt Nam. Việc lựa chọn được thực hiện trên cơ sở cân nhắc những tính năng gì là quan trọng nhất, đáp ứng những nhu cầu cấp bách nhất của Ngân hàng, nhằm tối ưu hóa chi phí đầu tư giải pháp cũng như xây dựng một lộ trình triển khai phù hợp với định hướng đầu tư và số hóa của Ngân hàng.
Phần 2: Các mục tiêu công nghệ
Tái sử dụng các cấu phần đã đầu tư
Một hệ thống LOS thường dựa trên một số nền tảng công nghệ là hệ thống quản trị quy trình (BPM) và hệ thống quản trị nội dung (ECM) dành cho hồ sơ tín dụng. Với các module quản trị quy trình và quản trị nội dung, rất nhiều Ngân hàng đã đầu tư trước hoặc có thể đầu tư cùng với LOS nhưng sau này sẽ mở rộng cho hàng loạt các quy trình khác như tài trợ thương mại, tác nghiệp tín dụng, phát hành thẻ, mở tài khoản, nguồn vốn… Nếu một hệ thống đóng, mọi cấu phần được đóng gói kín trong giải pháp thì sau này ngân hàng sẽ đầu tư trùng lắp, gây lãng phí phần cứng, phần mềm. Quan trọng hơn là mỗi bộ phận trong ngân hàng sẽ phải sử dụng các phần mềm khác nhau cho công việc tương tự nhau.
iLendingPro tách biệt các module này để khách hàng có thể chọn lựa: BPM của Oracle hoặc K2; ECM của Microsoft Sharepoint, IBM Filenet ... và đặc biệt là các phần mềm này đều nổi tiếng trên thị trường, có cộng đồng các khách hàng rất lớn, các giải pháp phát triển trên đó rộng rãi.
Phù hợp kiến trúc hướng dịch vụ
Phần mềm mới đầu tư phải không làm phá vỡ kiến trúc hệ thống CNTT của Ngân hàng đã thiết lập. Mỗi phần mềm khi triển khai vào hệ thống phải tham gia kết nối với các phần mềm khác thông qua giao thức chuẩn hóa. Web service là sự chọn lựa tối ưu của các phần mềm hiện đại khi kết nối với phần mềm khác. Chuẩn này sẽ hướng tới một kiến trúc toàn ngân hàng hướng tới trục dịch vụ nhanh hơn, ít công sức hơn.
Tính tùy biến của hệ thống không phụ thuộc nhà cung cấp
Một lo lắng của những người chọn lựa giải pháp triển khai quy trình là sau khi nhà thầu đã hoàn thành công việc, đội ngũ nội bộ của Ngân hàng được phép tùy biến linh hoạt ở mức độ nào, những gì không thể linh hoạt được?
Tính tùy biến của một giải pháp thường thể hiện ở một hệ thống tham số hóa đa dạng đáp ứng dễ dàng nhu cầu thay đổi trong kinh doanh một cách nhanh chóng mà không phải can thiệp vào mã nguồn, cũng như việc chuyển giao các cấu phần mã nguồn được tùy chỉnh cho Ngân hàng sau khi triển khai.
Giải pháp iLendingPro cung cấp một nền tảng tham số đa dạng với các chức năng như quản lý sản phẩm, phân nhóm tài sản, phân loại khách hàng, tham số mục đích vay, nguồn trả nợ, tham số quy trình ..., từ đó hỗ trợ cho các module nghiệp vụ được vận hành hiệu quả và dễ dàng thay đổi theo quy định của Ngân hàng và TCTD từng thời kỳ.
Các vấn đề nêu trên đều là những câu hỏi cần đặt ra hết sức nghiêm túc khi đánh giá về khả năng linh hoạt của mỗi giải pháp LOS để đảm bảo triển khai thành công hệ thống, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ và kỹ thuật của ngân hàng.